KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
PHÒNG GD&ĐT VĂN GIANG TRƯỜNG THCS THẮNG LỢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 02 /KH-THCSTL
Thắng Lợi, ngày 01 tháng 02 năm 2021
KẾ HOẠCH
Triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Năm học 2020-2021
Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-THCSTL ngày 28/01/2021 của Trường THCS Thắng Lợi Về việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 Trường THCS Thắng Lợi xây dựng Kế hoạch triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại nhà trường như sau:
I. MỤC TIÊU
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh về tác hại của bệnh dịch và công tác phòng, chống bệnh dịch trong nhà trường.
- Thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch trong trường học. Đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, vệ sinh phòng bệnh kịp thời, đúng quy định.
- Đảm bảo không để dịch bệnh bùng phát và lây lan trong nhà trường.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh, học sinh nhà trường đối với công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục những nội dung cơ bản về nguyên nhân, biểu hiện, tác hại của bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona đối với sức khỏe của con người, hậu quả nghiêm trọng đối với cộng đồng, xã hội; mức độ nguy hiểm, khả năng lây lan của bệnh dịch; các biện pháp phòng, tránh bệnh dịch thông thường trong trường học.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phố biến, giáo dục bằng nhiều phương thức: quán triệt, phổ biến trực tiếp trong tiết chào cờ đầu tuần, trong các tiết sinh hoạt tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông của nhà trường: bảng tin, hệ thống phát thanh, trang mạng, cổng thông tin điện tử, in ấn pa-no, áp phích về phòng, chống bệnh dịch và niêm yết tại những điểm công cộng trong khuôn viên trường học…
- Đẩy mạnh công tác truyền thông đến đông đảo phụ huynh học sinh thông qua Ban Đại diện cha mẹ học sinh, thông qua Sổ liên lạc điện tử, Zalo, Facebook, Web nhà trường tới từng Phụ huynh học sinh nhằm huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh trong công tác phòng, chống bệnh dịch tại đơn vị trường học.
2. Tăng cường công tác phối hợp với Trạm y tế trong công tác vệ sinh trường học; theo dõi, quản lý sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Đẩy mạnh các hoạt động của công tác y tế trường học, đặc biệt là thực hiện công tác y tế trường học gắn với y tế cơ sở. Phối hợp với các đơn vị y tế liên quan xây dựng Chương trình hành động cụ thể nhằm chủ động kiểm soát tình hình diễn tiến dịch bệnh.
- Phối hợp với trạm y tế lập hồ sơ theo dõi, quản lý tình hình sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, khi có hiện tượng bất thường hoặc dịch bệnh xảy ra kịp thời cách ly, đưa tới bệnh viện để chẩn đoán, điều trị, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan, bùng phát tại trường học.
- Phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông, tập huấn phòng, chống bệnh dịch cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và nhà trường nhằm nâng cao khả năng ứng biến với tình hình dịch bệnh.
- Phối hợp tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống bệnh dịch tại nhà trường.
3. Tổ chức thực hiện các biện pháp dự phòng, phòng chống dịch bệnh tại địa phương và nhà trường.
- Cán bộ quản lý, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường phải có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mức độ nguy hiểm của bệnh dịch. GVCN chịu trách nhiệm nếu để xảy ra các tình huống dịch bệnh tại lớp do nguyên nhân chủ quan, thiếu trách nhiệm.
- Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch Covid-19 trong nhà trường. Xác định vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, các thành viên trong nhà trường trong công tác phòng, chống bệnh dịch. Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, phân công cán bộ, nhân viên thường xuyên trực tại nhà trường nhằm kịp thời ứng phó với tình hình diễn biến của bệnh dịch.
- Thực hiện thường xuyên các hoạt động vệ sinh môi trường, vệ sinh khử khuẩn trong khuôn viên trường học, lớp học, đảm bảo môi trường lớp học sạch sẽ, khô thoáng. Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng dạy học thường ngày bằng xà phòng, chất tẩy rửa phù hợp, an toàn. Cung cấp đầy đủ nước uống sạch cho học sinh; tùy theo điều kiện của nhà trường có thể cung cấp nước ấm theo khuyến nghị của cơ quan y tế cho học sinh sử dụng.
- Đẩy mạnh giáo dục các kiến thức về dinh dưỡng hợp lý và vận động thể lực phù hợp nhằm tăng cường thể trạng, nâng cao sức đề kháng và khả năng phòng, chống bệnh dịch cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường.
- Thường xuyên phổ biến, giáo dục, hướng dẫn, nhắc nhở cán bộ, giáo viên, học sinh một số kỹ năng phòng, chống dịch bệnh như: hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, hạn chế đi đến những nơi đông người, các lễ hội, vùng có bệnh dịch; giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi; đeo khẩu trang y tế đúng cách, phù hợp với khuyến nghị của cơ quan y tế; thực hiện che miệng, mũi và sử dụng các vật dụng che phù hợp khi ho hoặc khi hắt hơi nhằm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; giáo dục học sinh làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng.
- Không tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường, hạn chế tổ chức các hoạt động tập thể đông người
4. Đẩy mạnh công tác phối hợp gia đình và chính quyền địa phương trong việc phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe học sinh
- Huy động sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh trong công tác quản lý, theo dõi sức khỏe học sinh, phòng, chống bệnh dịch. Phối hợp giáo dục học sinh thực hiện vệ sinh, phòng ngừa bệnh dịch, tự nhận biết, theo dõi sức khỏe và tự động khai báo khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh. Đối với những trường hợp học sinh có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, cần phối hợp với phụ huynh và các cơ sở y tế có biện pháp cách ly, không đưa học sinh đến trường.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Giám hiệu.
- Thành lập Ban Chỉ đạo cấp trường, chỉ đạo, phối hợp với Công đoàn, Đoàn đội,hướng dẫn các GVCN trong nhà trường triển khai thực hiện Kế hoạch trên cơ sở bám sát tình hình diễn tiến bệnh dịch.
- Giáo dục thường xuyên theo dõi, chỉ đạo GVCN thực hiện nghiêm túc các hoạt động phòng, chống dịch, giáo dục nâng cao nhận thức, lồng ghép các nội dung giáo dục phòng, chống bệnh dịch trong các hoạt động giáo dục phù hợp.
- Bộ phận chuyên môn Công nghệ thông tin phối với BGH trong các hoạt động thông tin, truyền thông đến các GV, GVCN, PHHS; đăng tải các hoạt động phòng, chống dịch bệnh của trường lên các phương tiện truyền thông.
2. Các tổ, GV, GVCN. Nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này. Thành lập Ban Chỉ đạo, xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban Chỉ đạo. Xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh của nhà trường phù hợp đáp ứng yêu cầu thực tế. Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên; báo cáo đột xuất đối với những trường hợp bất thường xảy ra tại nhà trường đối với các cơ quan quản lý cấp trên, không giấu giếm khi phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch, tránh để bệnh dịch bùng phát và lây lan tại nhà trường. Các tổ, GV, GVCN căn cứ nội dung Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ, hiệu quả; Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về nhà trường (Đ/c Diệp, SĐT: 0973.070.889 và email: thcsthangloi@gmail.com) để trường tổng hợp báo cáo các cấp theo quy định ./.
Nơi nhận: - Ban chỉ đạo (Để thực hiện); - Lưu: VT.
| HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Nguyễn Văn Phúc |